Cô giáo Lưu Thị Lập – Hiệu trưởng nhà trường- đọc diễn văn khai mạc
chương trình Hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21/4
Điểm nhấn của chương trình năm nay là gian viết chữ thư pháp, gian trưng bày sách với nhiều mô hình nghệ thuật ấn tượng, gian hàng bán dồ handmade do các tập thể lớp đăng cai…
ÔngTrần Quốc Chí – Trưởng ban liên lạc Hội thư pháp tại Hà Nội tặng chữ cho nhà trường
Không gian trưng bày các mô hình sách
Gian hàng bán đồ ăn và đồ handmade
Đặc biệt trên sân khấu chính của chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa, truyền cảm hứng cho tất cả mọi người tham dự. Năm tiết mục đọc diễn cảm theo sách được chọn lọc kỹ từ vòng sơ khảo đã đưa người đọc qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: khi thì nồng nàn tha thiết với Hà Nội ba sáu phố phường, lúc lại dữ dội cùng với tuổi thơ của Phùng Quán, khi lại sâu lắng với câu chuyện giản dị, cảm động về Bác Hồ… Sau những phút giây căng thẳng, Ban giám khảo đã trao giải nhất cho bạn Hoàng Oanh - lớp 11a5. Với giọng đọc truyền cảm, bạn đã làm sống dậy trong lòng những người yêu thơ văn kí ức về “Tuổi thơ dữ dội” – tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Phùng Quán.
Bạn Tuyết Mai – Chi đoàn 11a8
Bạn Hoàng Oanh – chi đoàn 11a5
Bạn Anh Thư chi đoàn 11a10
Bạn Minh Trang – chi đoàn 11a1
Bạn Huyền Trâm – chi đoàn 11A3
Cô giáo Lưu Thị Lập trao giải nhất cho bạn Hoàng Oanh – chi đoàn 11D5
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những câu chuyện , những tấm gương anh hùng của thế hệ cha ông đi trước vẫn khiến mỗi chúng ta xúc động nghẹn ngào. Hoạt cảnh “Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc” khiến sân trường lặng đi rưng rưng nước mắt. Để rồi mỗi chúng ta thêm yêu, thêm tự hào về những trang sử vàng vẻ vang của dân tộc, ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đất nước Việt ngày một “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Hoạt cảnh “Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc” khiến sân trường lặng đi rưng rưng nước mắt.
Yêu nước không chỉ là nhớ về quá khứ mà còn phải hướng tới tương lai. Vở kịch “Hương quê” do các diễn viên không chuyên của lớp 11a4 đã đặt ra một vấn đề mang ý nghĩa thời sự trong thời đại ngày nay. Dựa trên câu chuyện có thật về một du học sinh 8X đã từ bỏ mức lương hàng trăm triệu bên Mỹ để về nước làm hương, vở kịch đã gửi đến người xem bức thông điệp: Trở về với gia đình, với quê hương bao giờ cũng là sự trở về bình yên nhất trong tâm hồn mỗi con người. Bởi vì:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Vở kịch “Hương quê” như một lời nhắn nhủ: Trở về với gia đình, với quê hương
bao giờ cũng là sự trở về bình yên nhất của tâm hồn mỗi con người
Chương trình còn diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Quyên góp ủng hộ, Ban PHHS tặng sách cho thư viện, trao thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thư viện.
Nhà trường ủng hộ Qũy đền ơn đáp nghĩa nhân Kỷ niệm
70 năm Ngày thương binh liệt sĩ
Cô giáo Lưu Thị Lập – Hiệu trưởng nhà trường
- khen thưởng các cá nhân có thành tích trong công tác thư viện
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương - Phó Hiệu trưởng nhà trường
khen thưởng các tập thể lớp có thành tích xuất sắc trong công tác hoạt động thư viện
Đại diện ban PHHS tặng sách ủng hộ thư viện nhà trường
Thành công của chương trình Hội sách đã để lại nhiều cảm xúc lắng đọng cho tất cả mọi người tham dự. Tham gia chương trình, chúng ta ý thức rõ hơn về vai trò của sách, thấy trân quý hơn những quyển sách nhỏ bé – người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Và chắc chắn chúng ta sẽ thấy thêm yêu gia đình, yêu quê hương, yêu Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp. Tình yêu ấy sẽ là động lực để mỗi học sinh cố gắng hơn nữa trên con đường chinh phục ước mơ, trở thành người công dân đủ sức đủ tài xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Toàn cảnh diễn ra chương trình Hưởng ứng
Ngày sách Việt Nam 21/4