Những số liệu thống kê nói trên được đưa ra tại Hội thảo Tâm lý học đường quốc tế lần thứ VI cung cấp bức tranh mang tính tổng quan về tâm lý học sinh Việt Nam hiện nay. Từ đó đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, phân tích dưới góc nhìn khoa học về tâm lý học đường. Các vấn đề hoàn thiện mô hình tư vấn tâm lý học đường tại Việt Nam hiện nay cũng được đề cập thảo luận tại hội thảo. Gần đây nhất, Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông” có hiệu lực từ ngày 02/2/2018, góp phần giải quyết những tồn tại hiện nay. Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai công tác tham vấn, tư vấn học đường chính là nguồn nhân lực chưa có đủ trình độ và kỹ năng, bởi hầu hết hiện các nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý học đường.
Nhận định rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường phổ thông và thấy rõ được vai trò của từng lực lượng giáo dục trong công tác này, ngày 6 tháng 9 năm 2018, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường mà trực tiếp là cô giáo Lưu Thị Lập- Bí thư chi bộ- Hiệu trưởng nhà trường, đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “ Giáo viên chủ nhiệm với kỹ năng xây dựng lớp học hạnh phúc” với sự có mặt của chuyên gia Tâm lý: Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhân Ái- Phó trưởng bộ môn Tâm lý học ứng dụng – trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Tiến sĩ Trần Thị Cẩm Tú- giảng viên khoa tâm lý giáo dục- trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Tiến sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Nhân Ái và Tiến sĩ tâm lý Trần Thị Cẩm Tú
Mở đầu buổi hội thảo, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Nhân Ái đã cung cấp cái nhìn toàn diện về tầm quan trọng và các nội dung cơ bản của hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường phổ thông cũng như vị trí và vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động này.
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy hoạt động nhóm trong buổi hội thảo
Các cô giáo chủ nhiệm cùng với chuyên gia đã nhận diện ra những khó khăn tâm lý mà học sinh thường gặp phải như:
Thích nghi với môi trường mới;Khó khăn trong nhận thức: Trí nhớ, tuy duy, tri giác, trí tuệ, ...; Khó khăn trong học tập: kết quả học tập sa sút, độngØ cơ/hứng thú HT, phương pháp HT; Khó khăn trong giao tiếp ứng xử (bạn bè/ thầy cô/ cha mẹ..); Các khó khăn/rối nhiễu về hành vi, cảm xúc, xã hội:Ø – Trốn học, bỏ học, sợ đi học, bạo lực học đường, bắt nạt học đường – Vấn đề về giao tiếp, tình bạn khác giới/TY học trò, quan hệ với gia đình/cha mẹ/bạn bè/thầy cô – Quản lý cảm xúc/hành vi...Để từ đó cùng tìm ra những biện pháp hỗ trợ tâm lý kịp thời cho các em học sinh.
Chuyên gia cũng cung cấp cho hội thảo mô hình 3 cấp độ can thiệp hỗ trợ tâm lý cho học sinh: Can thiệp phổ quát- Thiết lập một nền tảng can thiệp toàn trường cho tất cả học sinh ( cấp độ 1); Can thiệp tập trung: Can thiệp sớm cho một số học sinh ( cấp độ 2); Tập trung sâu: Can thiệp sâu cho một số nhỏ học sinh ( cấp độ 3) và nhấn mạnh đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm trong cấp độ 1.
Chuyên gia Tâm lý tương tác – trao đổi cùng các nhóm
Trong buổi hội thảo, nhiều câu hỏi tình huống, nhiều thắc mắc thực tế đã được các cô giáo chủ nhiệm đưa ra để cùng với chuyên gia và các đồng nghiệp phân tích, giải quyết.
Chuyên gia Tâm lý tương tác – trao đổi cùng các nhóm
Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm thảo luận
Từ những tình huống thực tế được đưa ra trong buổi hội thảo đã cho thấy 1 điều dù nội dung tình huống tâm lý học sinh cần hỗ trợ có khác nhau, mức độ và tính chất sự can thiệp khác nhau....nhưng trong quá trình tham gia hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh, giáo viên cần phải trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản, cần thiết, đó là: Kỹ năng lắng nghe ( điều gì nên và không nên làm trong quá trình lắng nghe); kỹ năng đặt câu hỏi ( cách đặt câu hỏi đóng, câu hỏi mở...); Kỹ năng phản hồi.....
Những tri thức do chuyên gia cung cấp, những bài học kinh nghiệm được chia sẻ thẳng thắn, nghiêm túc .... giữa các đồng nghiệp trong buổi hội thảo thực sự bổ ích và ý nghĩa đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác của trường THPT Hoàng Cầu trong quá trình tư vấn tâm lý cho học sinh nhằm xây dựng những lớp học hạnh phúc.
Kết thúc buổi hội thảo, cô giáo Lưu Thị Lập- Hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu tổng kết, đánh giá những nội dung đã đạt được trong buổi hội thảo. Trong bài phát biểu một lần nữa cô giáo Lưu Thị khẳng định những giá trị và ý nghĩa to lớn của hoạt động tư vấn tâm lý học đường trong trường phổ thông, vai trò của các lực lượng giáo dục trong hoạt động này nhất là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, người giữ vai trò trực tiếp, quyết định trong việc xây dựng “ lớp học hạnh phúc”.