Trường THPT Hoàng Cầu được thành lập từ năm 1977 trải qua ba mô hình giáo dục “Vừa học – Vừa làm; Bán công” và giờ đây là mô hình đổi mới “Công lập tự chủ toàn phần về tài chính”. Trong những năm qua, Trường THPT Hoàng Cầu luôn là một tập thể đoàn kết thống nhất, không ngừng nỗ lực phát huy quyền tự chủ, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của sức mạnh CNTT, chủ động ứng dụng CNTT trên mọi hoạt động giáo dục nhà trường. Khắc phục những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, về chất lượng đầu vào học sinh, về kinh phí, trường THPT Hoàng Cầu đã mạnh dạn có những bước đi đầu tiên thận trọng, hiệu quả và khác biệt phù hợp với điều kiện mô hình giáo dục của nhà trường.
I. Ứng dụng CNTT trong quản lí:
1.Ứng dụng CNTT trong quản lí CSVC, xây dựng hạ tầng và thiết bị CNTT:
- Nhà trường sử dụng hai mạng Internet của hai nhà mạng khác nhau để mở rộng băng thông và ổn định chất lượng kết nốt Internet phục vụ cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Trang bị đủ thiết bị CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành, đổi mới phương pháp dạy - học trên lớp học; trang bị đủ máy tính phục vụ dạy – học môn Tin học và đều được nối mạng Internet. 100% giáo viên nhà trường tự trang bị cho bản thân máy tính cá nhân, và giảng dạy bằng bài giảng điện tử.
- Nhà trường đã triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, wesbite...). Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, máy tính cá nhân.
- Sử dụng hiệu quả phần mềm quản lí CSVC của Sở, cuối năm học nhà trường thường tổ chức tổng kết công tác, kế hoạch thực hiện và rút ra tính ưu việt và hạn chế của các phần mềm quản lí đồng thời đề xuất báo cáo khắc phục.
2. Ứng dụng CNTT trong quản lí giáo viên và học sinh:
- Cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường thực hiện nghiêm túc việc sử dụng tài khoản truy cập vào phần mềm quản lí chung của Sở. Hệ thống sổ sách, biểu mẫu in ra từ phần mềm đáp ứng đầy đủ danh mục hồ sơ, biểu mẫu do Bộ GD và ĐT quy định, giảm thiểu tối đa việc ghi chép tay của giáo viên, không còn việc tính toán, thống kê thủ công như trước đây.
- Phát huy những hiệu quả của phần mềm quản lí chung của Sở về số giáo viên, phân công chuyên môn, số lượng học sinh, chất lượng học tập của học sinh.... điều khác biệt là nhà trường còn tích hợp với phần mềm quản lí thư viện nên dễ dàng kiểm soát nắm chắc chất lượng hoạt động thư viện của nhà trường. Những dữ liệu được lưu trữ còn giúp các cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường nắm rõ tình hình chất lượng giáo viên, học sinh nhà trường để từ đó có những thực hiện phân tích, dự báo, hỗ trợ ra quyết định, kế hoạch phát triển nhà trường bằng những con số tin cậy.
Tích hợp phần mềm quản lí chung của Sở với phần mềm quản lí thư viện
3. Ứng dụng CNTT trong quản lí thi và tuyển sinh, quản lí hồ sơ sổ sách, quản lí việc quảng bá truyền thông những hiệu quả giáo dục của nhà trường:
- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc phần mềm quản lí thi và tuyển sinh của Sở. Đặc biệt năm học 2017 – 2018, nhà trường cũng đã tiến hành tuyển sinh trực tuyến giảm được nhiều vất vả cho phụ huynh học sinh. Theo đó, chỉ với thiết bị điện thoại thông minh hay máy tính kết nối internet, phụ huynh có thể đăng kí tuyển sinh vào trường.
- Thực hiện chỉ đạo của thành phố năm 2017 là năm “Kỉ cương hành chính”, nhà trường cũng tập trung xây dựng kế hoạch cải cách hành chính trong đó ứng dụng CNTT trong việc quản lí hồ sơ, sổ sách mã số hóa các văn bản tài liệu, công khai quy trình, các thủ tục giải quyết hành chính, các văn bản nội bộ được đăng tải trên trang thông tin điện tử, hòm thư nội bộ của nhà trường.
- Tích cực làm tốt công tác truyền thông quảng bá những hoạt động giáo dục của nhà trường. Ban truyền thông nhà trường được thành lập năm 2014 luôn chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng năm, từng tháng, từng tuần, thường xuyên, kịp thời đăng tải các thành tích của nhà trường lên trang thông tin điện tử, trang xã hội. Ngoài ra, hỗ trợ cho Ban truyền thông là những cộng tác viên bao gồm học sinh, phụ huynh.
II. Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá:
- Nhà trường đã tổ chức tập huấn phổ biến, hướng dẫn giáo viên, học sinh khai thác kho bài giảng e-Learning của Bộ GDĐT tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn nhằm hỗ trợ học sinh tự học, tự ôn tập nâng cao kiến thức, giúp giáo viên tham khảo đổi mới nội dung phương pháp dạy học; giáo viên nhà trường đã tích cực tham gia xây dựng bài giảng e-learning để đóng góp vào các kho bài giảng của trường, Sở và Bộ GDĐT. Kết quả là có 01 giải Ba cấp TP cuộc thi “Thiết kế bài giảng e –learning” của thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn giáo viên môn Hóa Học.
- Giáo viên nhà trường chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Vì vậy, nhà trường đã có 01 cô giáo đạt giải Nhất cấp quốc gia “Dạy học theo chủ đề”; 01 thầy giáo đạt giải Nhất cấp TP cuộc thi “thiết kế đồ dùng dạy học tự làm” và rất nhiều thầy cô giáo đạt giải cấp TP cuộc thi giáo viên dạy giỏi và các cuộc thi chuyên môn.
- Các tổ chuyên môn nhà trường đã xây dựng kế hoạch sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường. Thông qua trang “Trường học kết nối” nhiều hoạt động chuyên môn của các tổ nhóm đã được diễn ra sôi nổi để từ đó tiến hành tổ chức thành công các hội thảo chuyên đề, các đợt hội giảng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tiêu biểu là các chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh”; “Dạy học theo chủ đề tích hợp nhiều môn học”; “ Khoa học tự nhiên và ứng dụng”; “Khoa học xã hội và truyền thống”....
Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến kiểm tra việc thực hiện “Trường học kết nối ” của nhà trường
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của đoàn thể cũng luôn chú trọng, phát huy năng lực CNTT của giáo viên và học sinh. Áp dụng những ưu việt của công nghệ, các hoạt động đoàn thể của nhà trường luôn có công nghệ thông tin là trợ thủ đắc lực triển khai thực hiện các công tác của Công đoàn, Đoàn TN, Chi Bộ Đảng và Chính quyền nhà trường tạo nên hiệu quả cao.
Có thể nói việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT Hoàng Cầu đang được triển khai theo từng bước đi đầu tiên vững chắc, phát huy quyền tự chủ, thực hiện có hiệu quả, tạo nên sự khác biệt, phù hợp với tình hình điều kiện phát triển của nhà trường và đáp ứng yêu cầu xu hướng của đổi mới giáo dục tiến tới mục tiêu xa hơn xây dựng một “trường học thông minh”, một “xã hội học tập”. Để đạt được những kết quả ban đầu như vậy, Trường THPT Hoàng Cầu luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sự giúp đỡ nhiệt thành của các đơn vị nhà trường trong cụm THPT Đống Đa và đặc biệt là sự ủng hộ tích cực nhất, thấu hiểu nhất của các bậc phụ huynh. Thầy và trò trường THPT Hoàng Cầu vô cùng biết ơn những tình cảm quý báu đó đồng thời kết nối với nhau chặt chẽ, đoàn kết hơn nữa tạo nên một sức mạnh, một động lực để việc ứng dụng CNTT của nhà trường càng đạt nhiều hiệu quả hơn nữa.
Nhắc đến tư duy của nhà phát minh Thomas Edison: “Chúng ta sẽ không có điện nếu chúng ta cứ lo sửa cái đèn dầu”, cô giáo Lưu Thị Lập, Bí thư Chi bộ, hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ: Đứng trước những cơ hội và thách thức trong công cuộc đổi mới giáo dục, trước những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thầy và trò trường THPT Hoàng Cầu quyết tâm nỗ lực không ngừng vượt qua những khó khăn, gắng sức thi đua dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nền tảng vững chắc “Vươn ra biển lớn – Hướng tới tương lai”, khẳng định thành công của mô hình giáo dục đổi mới “Công lập tự chủ”.``